5 ngôi chùa ở Củ Chi đẹp nhất, bạn nên ghé

5 ngôi chùa ở Củ Chi đẹp nhất, bạn nên ghé

Huyện Củ Chi nằm ở ven thành phố HCM và là một vùng đất có nhiều danh thắng. Cùng xem danh sách các chùa ở Củ Chi độc đáo, nên ghé nhất trong bài viết này của https://topxuyenviet.com/ nhé.

1. Chùa Thái Sơn

Chùa theo hệ phái tu tập Bắc Tông được hòa thượng Thích Đạt Phẩm đã tiến hành sáng lập vào năm 1968 và được trùng tu lại vào thời điểm năm 2003. Từ cổng tam quan chùa đi vào có hai hàng cây ở hai bên lối đi vào khuôn viên rất mát tạo nên một không gian thoải mái thanh tịnh. Khuôn viên chùa khá rộng rãi, thoáng đãng được trồng rất nhiều cây xanh và hoa các loại.

Một góc nhìn trong chùa Thái Sơn
Một góc nhìn trong chùa Thái Sơn

Trước cửa chánh điện có một điện thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được tôn trí giữa sân chùa có kiến trúc cổ điển sắc sảo cực đẹp. Ngôi chánh điện không lớn như những ngôi chùa khác nhưng vẫn được thiết kế đầy đủ, tuy nhỏ nhưng vẫn trang nghiêm không làm mất đi vẻ thiêng liêng của một ngôi chùa.

  • Địa chỉ: Ấp 1, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM

2. Chùa Linh Sơn – chùa ở Củ Chi đẹp, cổ kính

Chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1806 bởi tổ sư Bửu Tịnh theo được Ủy ban Nhân dân TP.HCM công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật theo Quyết định số 4347/QĐ-UBND ban hành vào ngày 13-10-2008.

Xem thêm:  11+ địa điểm chụp hình đẹp ở Sài Gòn hội sống ảo nên thử

Chùa Linh Sơn được xây dựng cổ điển tuân theo lối chữ Tam, gồm ba nếp nhà liền kề đặt cạnh nhau lần lượt là chánh điện, giảng đường và nhà khách. Các tòa nhà có kiến trúc tứ trụ phổ biến trong Phật Giáo.

Linh Sơn cổ tự - chùa ở Củ Chi
Linh Sơn cổ tự – chùa ở Củ Chi

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, “kiểu nhà tứ trụ là kiểu kiến trúc nhà rường (còn gọi là xiên trính/xuyên trếnh), đó là một trong hai kiểu kết cấu phổ biến của thức kiến trúc Đàng Trong. Bốn cây cột cái bố trí cách đều nhau ở bốn góc của một khu vực có một diện tích hình vuông. Và từ bốn cột cái đó, các kèo đấu và kèo quyết được đưa đều ra bốn hướng tạo thành một ngôi nhà vuông vức.

  • Địa chỉ: tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi

3. Chùa Ngộ Pháp – Chùa ở Củ Chi đẹp độc đáo

Người khai sơn, tạo dựng cho chùa Ngộ Pháp là ông Lê Văn Đệ, chồng của bà Hồ Thị Nhầm. Bà Hồ Thị Nhầm là con của bà Cao Thị Thiên vốn nổi tiếng giàu có ở Củ Chi.

Tượng Phật trong chùa Ngộ Pháp
Tượng Phật trong chùa Ngộ Pháp

Chùa được hình thành từ thời điểm năm 1947, thời đó nó chỉ là một mái lá, vách đất do chính ông Lê Văn Đệ tạo nên, đúng hơn nó là cái cốc để ông Lê Văn Đệ tiến hành tu thiền hàng ngày. Ngoài những dịp lễ lạc, ngày trọng phải ra cúng ở những chùa lớn.

Xem thêm:  Top 5 chùa ở Trà Vinh nổi tiếng thu hút khách du lịch 

Đến năm 1975, bà Lê Thị Cần, con gái của Thượng tọa Thích Quảng Nghĩa tiến hành dựng lại chùa này cũng bằng thiết kế mái lá, vách đất như xưa. Bà là người có gia đình, có chồng con, bình thường nhưng sau đó xuất gia lo hương khói cho chùa, giữ chức trụ trì, bà có pháp danh khi đi tu là Thích Nữ Diệu Ngộ.

  • Địa chỉ: xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM

4. Chùa Phước Định

Chùa Phước Định không khang trang, bề thế về diện tích và kiến trúc như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi gắn với những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.

Đến nay, những giai thoại về ngôi cổ tự vẫn được người dân sinh sống trong vùng nắm giữ như một nét văn hóa, chuyện kể của địa phương. Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất là việc chùa có đôi hổ lớn đến nằm ở sân nghe kinh Phật.

Chùa Phước Định gắn với nhiều tích cổ
Chùa Phước Định gắn với nhiều tích cổ

Ông Phước cho biết: “Xưa kia, khu vực chùa Phước Định có nhiều hùm, beo sinh sống quanh năm bởi ở đây có bàu nước quanh năm xanh mát. Bàu nước này thu hút các loài đến uống nước, tắm táp nghỉ ngơi nên cọp beo thường xuyên xuất hiện để săn mồi”.

Tuy vậy, từ khi ngôi chùa Phước Định được xây cất lên, dân trong vùng chưa một lần nghe chùa bị cọp beo hay muông thú quấy phá. Thậm chí, chúng còn cất công vào chùa nghe kinh. Câu chuyện ly kỳ ấy được những người trong dòng họ, trong làng của ông Phước truyền tai nhau cho đến bây giờ.

  • Địa chỉ: 138, đường 27, ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm:  Điểm danh các trường đại học ở Quận 7 chất lượng tốt

>>> Những chùa ở Bình Chánh đẹp và nên ghé.

5. Chùa A Di Đà

Tại chùa, ngoài không gian chính điện, tôn nghiêm được chú trọng nhất thì quang cảnh kiến trúc bên ngoài vườn cũng được quan tâm không kém. Đó là nơi cho con người gần gũi tự nhiên vf trời đất, làm lòng thanh tịnh và sống thoát tục hơn.

Chùa là chốn tâm linh không chỉ thờ phật, thờ thần, mà còn là nơi để các vị sư tu hành lánh xa cõi tục, phật tử thắp hương, cúng bái. Ngoài không gian chính điện, tôn nghiêm được chú trọng nhất thì quan cảnh kiến trúc vườn tược cây cối, hoa thơm cũng được quan tâm không kém.

Chùa A Di Đà hiện là nơi tổ chức nhiều buổi lễ
Chùa A Di Đà hiện là nơi tổ chức nhiều buổi lễ

Với định hướng đó, Chùa A Di Đà mong muốn một kiến trúc sân vườn thật nhẹ nhàng, gần gũi, thật giản dị, yên bình. Hiện tại đây là một trong những ngôi chùa ở Củ Chi tuyệt đẹp, thư thái bạn nên ghé.

  • Địa chỉ: Địa chỉ: Đường 564-Ấp xóm mới, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hãy dành thời gian đến những ngôi chùa ở Củ Chi này và chia sẻ trải nghiệm với chúng tôi nhé.

quảng cáo topxuyenviet