Nguyên tố vi lượng và tầm quan trọng với sức khoẻ

Nguyên tố vi lượng là cụm từ có thể bạn đã từng nghe trên các công cụ thông tin đại chúng hoặc mạng xã hội,… Nhưng nói chính xác về khái niệm và vai trò của chúng trong cơ thể thì hẳn bạn cũng chưa hiểu rõ. Do đó, bài viết hôm nay sẽ giải thích cho bạn rõ hơn về các nguyên tố vi lượng.

1. Thế nào là nguyên tố vi lượng?

Các nguyên tố có lượng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0.01% khối lượng khô của tế bào được gọi là các nguyên tố vi lượng. Theo đó, cơ thể chúng ta mỗi ngày chỉ cần một lượng rất nhỏ những nguyên tố này. Nhưng để có thể duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể, chúng lại là thành phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng.

Nguyên tố vi lượng gồm có các vitamin tan trong dầu, vitamin tan trong nước, khoáng chất như Clo (cl), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Canxi (Ca), Mangan (Mn),…

1-nguyen-to-vi-luong

Nguyên tố vi lượng

2. Kể tên các nguyên tố vi lượng

Phân loại các nhóm các nguyên tố vi lượng là:

Vitamin tan trong nước

Vitamin nhóm B và C là những vitamin tan trong nước. Trong cơ thể, chúng thường không được dự trữ và khi bạn tiêu thụ quá mức sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu.

  • Vitamin B1: Lấy dinh dưỡng chuyển hóa thành năng lượng.
  • Vitamin B2: Trong quá trình chuyển hóa chất béo và sản xuất năng lượng, loại vitamin này rất cần thiết.
  • Vitamin B3: Thúc đẩy việc sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
  • Vitamin B5: Tổng hợp những loại axit béo.
  • Vitamin B6: Giải phóng đường qua carbohydrate để tạo ra hồng cầu và dự trữ năng lượng.
  • Vitamin B7: Chuyển hóa axit amin, các axit béo và glucose.
  • Vitamin C: Giúp tạo ra các dẫn truyền thần kinh và collagen.
Xem thêm:  Top 5 phòng khám sản phụ khoa ở Tân Phú đứng đầu bảng

Vitamin tan trong dầu

Khi bạn tiêu thục cùng những thực phẩm chứa chất béo, vitamin tan trong dầu được cơ thể hấp thụ tốt nhất. Những nguyên tố vi lượng thuộc nhóm vitamin tan trong dầu gồm:

  • Vitamin A: Giữ vai trò quan trọng với chức năng cơ quan cơ thể và thị lực.
  • Vitamin D: Hỗ trợ việc hấp thụ canxi, phát triển xương và thúc đẩy hệ miễn dịch.
  • Vitamin E: Rất cần thiết đối với cơ quan sinh dục, hệ thống miễn dịch, chất chống oxy hóa giúp các tế bào hạn chế tổn thương.
  • Vitamin D: Tham gia vào quá trình phát triển xương và đông máu.

Các loại nguyên tố vi lượng

Các loại nguyên tố vi lượng

Chất khoáng đa lượng

Tổng hợp những chất khoáng đa lượng bao gồm:

  • Canxi: Thành phần chủ chốt trong hình thành cấu trúc xương, răng. Hỗ trợ chức năng cơ bắp và co thắt mạch máu.
  • Photpho: Là một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.
  • Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, trong đó có điều hòa huyết áp.
  • Natri: Cân bằng chất điện giải và hỗ trợ duy trì sự ổn định của huyết áp.
  • Clorua: Chức năng tạo ra dịch vị và duy trì cân bằng dịch dạ dày.
  • Kali: Duy trì chất lỏng trong các tế bào, đóng vai trò trong chức năng cơ bắp và dẫn truyền thần kinh.
  • Lưu huỳnh: Thuộc một phần của mô sống tế bào, chứa trong các axit amin methionine và cysteine.
Xem thêm:  Top 5 sản phẩm thuốc tránh thai hàng ngày tốt và ít tác dụng phụ

Chất khoáng vi lượng

  • Sắt: Hỗ trợ tạo ra một số hormone và cung cấp oxy cho cơ bắp.
  • Mangan: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit amin, cholesterol và carbohydrate.
  • Đồng: Cần thiết cho sự hình thành hệ thần kinh, mô liên kết và chức năng não ổn định.
  • Kẽm: Đồng vai trò cho chức năng miễn dịch, sự tăng trưởng và chữa lành vết thương.
  • Iod: Điều hòa tuyến giáp.
  • Fluoride: Tham gia vào sự phát triển xương và răng.
  • Selen: Quan trọng đối với hệ sinh dục, tuyến giúp và hệ miễn dịch.

3. Vai trò chung của nguyên tố vi lượng là gì?

Nguyên tố vi lượng mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại vô cùng cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể như:

  • Tham gia vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng khắp cơ thể.

Ví dụ: Để tạo nên Hemoglobin trong hồng cầu cần có tham gia của sắt, yếu tố giúp O2 vận chuyển đi khắp cơ thể.

  • Đóng vai trò trong cấu tạo nhiều loại enzyme khác nhau của cơ thể.

Ví dụ: Thành phần của hormone thyroxine là Iodine, đây là loại hormone sinh trưởng được tiết ra bởi tuyến giáp giúp cơ thể phát triển bình thường.

  • Hình thành nên cấu trúc nhiều cơ quan của cơ thể.

Ví dụ: Thành phần chính cấu tạo hệ xương trong cơ thể con người là Calci (Ca).

3-vai-tro-nguyen-to-vi-luong-trong-co-the-song

Vai trò nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống

Xem thêm:  May váy cưới độc bản từ nhà mốt Nicole Ngô

4. Điều gì xảy ra nếu thừa hoặc thiếu các nguyên tố vi lượng trong cơ thể?

  • Nếu cơ thể thiếu đi các nguyên tố vi lượng sẽ gây ra các bệnh liên quan đến thiếu nguyên tố vi lượng. Ví dụ, thiếu kẽm có thể gây rối loạn chức năng miễn dịch và sự tăng trưởng. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu iodine có thể dẫn đến bệnh giỏi. Điều này càng khẳng định một chế độ ăn uống đủ chất, cung cấp đầy đủ các nguyên tố này rất quan trọng.

4-he-qua-cua-thieu-thua-nguyen-to-vi-luong-trong-co-the

Hệ quả của thiếu, thừa nguyên tố vi lượng trong cơ thể

  • Trong trường hợp khác nếu dư thừa nguyên tố vi lượng cũng có thể xảy ra những hậu quả khó lường. Ví dụ, dư lượng đồng thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thần kinh và tổn thương tế bào. Dư thừa sắt có thể tác động tiêu cực đến gan và dẫn đến sự tích tụ trong mô. Dư thừa Natri sẽ làm tăng huyết áp, dư sắt gây hại cho cơ thể, tích tụ các mô và dư selen gây ngộ độc.

Qua những thông tin trong bài viết của Top Xuyên Việt, bạn đã có ý hiểu rõ nhất về nguyên tố vi lượng rồi đúng không? Khi biết về tầm quan trọng của nguyên tố vi lượng, chúng ta càng thấy rằng việc duy trì cân bằng những nguyên tố này trong cơ thể là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe cá nhân.

quảng cáo topxuyenviet