Top 2 Ngôi Chùa ở Sơn Tây Nổi Tiếng Bậc Nhất Năm 2023

Top 2 ngôi chùa ở Sơn Tây nổi tiếng bậc nhất năm 2023

chùa ở Sơn Tây

Sơn Tây là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, chính vì vậy mà chùa ở Sơn Tây cũng là các địa điểm rất được quan tâm. Ngay bây giờ, hãy cùng Xuyên Việt Media khám phá ngay top 2 ngôi chùa có độ nổi tiếng cao nhất tại Sơn Tây nhé!

No1: Chùa Khai Nguyên (Chùa Tản Viên) – ngôi chùa với kiến trúc đặc sắc

Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất, khi nhắc đến Sơn Tây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa này:

Đôi nét sơ lược về chùa Khai Nguyên 

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây còn được biết đến với tên gọi là Chùa Tản Viên. Tên hiệu của ngôi chùa là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Đây là một ngôi chùa bề thế sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. 

Chùa Khai Nguyên có niên đại lịch sử từ thời Nhà Lý vào nửa đầu thế kỷ XI. Trải qua biết bao sự biến đổi, tàn phá của thời cuộc, Chùa Khai Nguyên đã được di chuyển vị trí qua những nơi khác nhau. Cho đến ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại tại vị trí sơ khai và giữ được nhiều nét cổ kính như ban đầu. Hiện chùa đang tọa lạc tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây.

Xem thêm:  Top 11 địa điểm chụp hình chất ở Sài Gòn vô cùng độc đáo
Tên khác của chùa Khai Nguyên là Chùa Tản Viên
Tên khác của chùa Khai Nguyên là Chùa Tản Viên

Xem thêm:

Ngược dòng lịch sử hình thành chùa Khai Nguyên

Theo những bi ký còn lưu giữ trong khuôn viên chùa, công trình này được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI. Sau bao thay đổi của thời cuộc, Chùa Khai Nguyên đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 2003, chùa đã được các Phật tử gần xa kêu gọi quyên góp, trùng tu với quy mô khá lớn. 

Những nét độc đáo trong kiến trúc của chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên hiện tại mang lối kiến trúc kim – cổ giao hòa. Đó là kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các gian thờ đã được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”. Phía cuối chùa là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, Tháp Báo Ấn, gác chuông, gác trống…

Ngoài ra, bạn sẽ thấy phía trước chùa có một hồ nước lớn hình chữ nhật. Hồ nước này quanh năm xanh trong như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng lại hình dáng của Chùa Một Cột. Tại đây có gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và lưu giữ bộ kinh Địa Tạng quý, thu hút sự chú ý của các tín đồ Phật Giáo. 

Hiện nay, Chùa Khai Nguyên là nơi lưu giữ bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao 72m và đường kính bệ tượng lên đến 1200 m2. Bên trong pho đại tượng sẽ gồm 13 tầng. Trong đó, 12 tầng được bố trí để các tín hữu gần xa tham quan điện thờ Bồ Tát. Tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như địa ngục, ngạ quỷ, Atula…

Xem thêm:  Top 11 chợ ở Vũng Tàu mua sắm thả ga, không cần nhìn giá
Kiến trúc ở chùa Khai Nguyên vô cùng đẹp mắt
Kiến trúc ở chùa Khai Nguyên vô cùng đẹp mắt

No2: Chùa Mía – ngôi chùa có lịch sử lâu đời

Bên cạnh chùa Khai Nguyên, khi nhắc đến chùa ở Sơn Tây thì còn 1 cái tên không thể thiếu đó chính là chùa Mía:

Đôi nét sơ lược về chùa Mía

Chùa Mía là nơi hội tụ quần thể di tích đền chùa, miếu mạo được xây dựng từ lâu đời. Đây là vùng đất vẫn giữ được nét truyền thống với lối kiến trúc cổ xưa độc đáo. Chùa Mía còn có tên hiệu là Sùng Nghiêm Tự.

Tuy nhiên, cái tên chùa Mía được người dân và du khách biết đến nhiều nhất. Tương truyền từ thuở xa xưa người dân nơi đây mến mộ uy đức của cung phi đã đứng ra tôn tạo lại chùa nên tạc tượng bà đem thờ trong chùa và tôn sùng bà thành Bà Chúa Mía. Cho đến ngày nay, chùa được tu bổ rất nhiều lần nhưng nhìn chung kiến trúc và quy mô vẫn giữ nguyên vẹn như trước. Con đường đi vào chùa Mía đã được xây đắp đẹp và sạch hơn.

Chùa Mía luôn là ngôi chùa được nhiều du khách ghé thăm
Chùa Mía luôn là ngôi chùa được nhiều du khách ghé thăm

Những điểm độc đáo trong kiến trúc của chùa Mía

Kiến trúc chùa Mía ở làng cổ Đường Lâm gồm các tòa tam quan; thượng điện; chính điện; nhà tổ và hành lang nối kề nhau theo mô phỏng hình chữ Mục. Bước đến cổng Tam quan phía bên phải du khách sẽ thấy cây đa to cổ kính; rễ cây rắn chắc; thân cây vòng tay mấy người ôm mới xuể.

Xem thêm:  Top 5 ngôi Chùa ở Bình Dương độc lạ, linh thiêng thu hút nhiều người

Đối đỉnh với ngọn cây đa già là tòa bảo tháp Liên hoa được xây dựng để thờ Xá lợi Phật. Vào bên trong là nội điện cấu trúc gồm tiền đường, bảo điện, đại hùng, thượng điện uy nghi, bề thế. Tượng Phật trong chùa Mía không chỉ có số lượng mà còn phong phú cả về hình dáng. 287 pho tượng trong chùa là 287 gương mặt; dáng vẻ hoàn toàn khác nhau và được bài trí thành cụm rất hợp lý.

Nét kiến trúc ở chùa Mía vô cùng cổ kính
Nét kiến trúc ở chùa Mía vô cùng cổ kính

Thời gian thường diễn ra lễ hội trong năm của chùa Mía

Nên đến tham quan chùa Mía làng cổ Đường Lâm vào thời điểm nào trong năm? Du khách có thể đến vãn cảnh chùa vào tất cả các mùa trong năm vì mỗi thời điểm cảnh sắc nơi đây lại có một vẻ đẹp rất riêng cho du khách thưởng ngoạn. Tuy vậy, thời điểm lý tưởng nhất với nhiều lễ hội là khoảng những tháng đầu năm.

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là những thông tin vô cùng thú vị về 2 ngôi chùa ở Sơn Tây đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ du khách. Đừng quen theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều ngôi chùa đẹp bạn nhé!

quảng cáo topxuyenviet