Top 4+ ngôi chùa ở Hà Đông nổi tiếng và linh thiêng nhất!

Chùa ở Hà Đông là một trong những địa điểm nhận được lượt tìm kiếm cao. Việc đến chùa để tham quan, dâng lễ, khấn vái là hoạt động đã được tiếp nối từ xưa cho đến nay. Việt Nam cũng là một trong số những khu vực có số lượng chùa khá lớn với nhiều ngôi chùa nổi tiếng gần xa. Hà Đông là khu vực cũng được nhiều người quan tâm bởi có nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Hãy cùng Top Xuyên Việt theo dõi bài viết này để tìm hiểu các ngôi chùa nổi tiếng tại đây nhé!

Top những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Hà Đông

Hà Đông là địa điểm tập trung nhiều ngôi chùa nổi tiếng, linh thiêng được nhiều người biết đến. Trong số đó, chắc chắn phải kể đến:

Chùa Ngòi Hà Đông

Chùa Ngòi, tên hiệu là Phúc Khê. Không biết rõ ngôi chùa do ai đặt tên, chỉ biết rằng nhân dân trong vùng đã quen với cái tên gọi này.

Chùa Ngòi được thiết kế theo lối kiến trúc điển hình của những ngôi chùa ở miền Bắc. Nhìn một cách tổng thể từ ngoài vào, hệ thống kiến trúc chùa được kết cấu chặt chẽ theo hình chữ U bao gồm nhiều lớp

  • Địa chỉ: số 130, Ngô Thì Nhậm, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7h-17h

chùa ngòi hà đông

Chùa Đỏ – ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Đông

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được Hòa thượng Thích Tắc Nhẫn thuộc Thiền phái Thiên Thai Giáo quán tông xây dựng từ năm 1953 đến năm 1955. Kế thừa trụ trì là các Tỷ khiêu Ni Thích Đàm Kiên, Thích Đàm Phú và Thích Đàm Hạnh “Thích Đàm An Nhân”. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Đặc biệt giữa chánh điện có đắp động Phật Linh Sơn từ lúc xây dựng chùa.

Xem thêm:  Top 11 hồ bơi đẹp ở Sài Gòn để giải tỏa nắng nóng

Xem thêm:

Chùa nguyên đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây, từ năm 1958. Chùa thường xuyên đón tiếp nhiều đoàn khách trong nước, nước ngoài và đông đảo Phật tử đến lễ bái, sinh hoạt. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.

Tuy nhiên trong hiện tại, nhiều hạng mục công trình chùa đã xuống cấp, cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tu tập sinh hoạt tín ngưỡng của nhà Chùa và nhân dân Phật tử.

Đến tháng 2 năm 2012 âm lịch ( tức năm Nhâm Thìn) được sự đồng thuận của các cấp chính quyền sở tại, nhà Chùa đã khởi công trùng tu xây dựng tổ đường, tăng xá. Với sự gia trì của Tam Bảo, sự chứng minh của Chư Tôn Đức, sự phát tâm của đàn việt các hạng mục công trình của chùa đã được hoàn thiện trang nghiêm.

  • Địa chỉ: P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Chùa Đỏ có lịch sử lâu đời tại Hà Đông
Chùa Đỏ có lịch sử lâu đời tại Hà Đông

Chùa Vạn Phúc (Di tích kiến trúc nghệ thuật)

Tương truyền chùa làng Vạn Phúc có từ thời Lê trung hưng, nay thuộc đất phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Chùa mới xây lại vào đầu thế kỷ XXI, tam quan ngoại mở ra Phố Lụa ở phía bên tay trái ngay sau cổng làng. Sau tam quan có một tượng đài Quan Âm Nam Hải trắng toát được xây cao trên mặt ao. Du khách bước qua cây cầu nhỏ sẽ thấy một giếng đá ong ở bên phải và một tam quan nội nhìn ra ao sen ở bên trái, ở giữa là lối đi vào sân tiền đường. 

Xem thêm:  Top 6 chùa ở Cần Thơ linh thiêng được du khách yêu thích

Tất cả ẩn náu trong một khuôn viên tĩnh lặng rộng rãi có nhiều cổ thụ và cây cảnh đẹp đẽ nằm dọc theo con đường Vạn Phúc ở phía tây nam ngày đêm ồn ào xe chạy. Chùa Vạn Phúc đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 2005, trước khi sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Tam quan nội đồ sộ, gồm ba cửa vòm mở về phía đông nam, phía trên ở giữa là gác chuông, mái lợp ngói có bờ nóc, bờ chảy đắp hình rồng phượng. Sau tam quan là lối lên bậc tam cấp và đưa khách đi qua hàng cây vào sân tiền đường. Bên trái sân này có một giếng tròn, bên phải là vườn cảnh và cửa phụ dẫn vào khu vực chùa trong. Khu trong gồm có nhà Tổ và nhà Mẫu cùng các dãy nhà khách và nhà tăng. Khuôn viên có tường hoa bao quanh, ở phía sau là vườn tháp mộ.

Chùa Đỏ có kiến trúc rất cổ kính
Chùa Đỏ có kiến trúc rất cổ kính

Chùa Hà Trì (từ thời Lê Trung Hưng)

Theo lời kể của trụ trì và các tài liệu còn ghi lại, chùa được xây từ thời Lê Trung Hưng trên một mảnh đất rộng và cao ráo ở ven con ngòi thông với sông Nhuệ, thuộc làng Cầu Trì tên chữ gọi là thôn Kiều Trì. Đến năm 1831, đời vua Minh Mệnh đổi thành thôn Hà Trì, thuộc xã Thượng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Nội. Ngày nay, làng Hà Trì đã hoàn toàn đô thị hóa nhưng một số công trình kiến trúc đẹp như đình, chùa và miếu dường như không hề bị biến đổi, tất cả đều giữ được những nét cổ kính từ đời này qua đời khác. 

Xem thêm:  Top 5 chùa ở Nghệ An linh thiêng bậc nhất được yêu thích

Nổi bật giữa khung cảnh làng quê bình yên, thơ mộng là di tích chùa Hà Trì với một kiến trúc rất độc đáo. Nhìn một cách tổng thể từ ngoài vào, chùa Hà Trì được xây dựng theo hướng Đông Bắc, trước chùa cách một con đường làng là hồ nước quanh năm trong xanh, dịu mát.

Chùa Hà Trì là một trong những công trình kiến trúc có quy mô to lớn và theo ý nghĩa của người xưa nó có tầm quan trọng ảnh hưởng tới sự tín ngưỡng, tôn giáo tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc. Những hạng mục của chùa gồm: gác chuông, tòa tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà Khách và tăng phòng.

Chùa Hà Trì được xây từ thời Lê Trung Hưng
Chùa Hà Trì được xây từ thời Lê Trung Hưng

Lời kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến những ngôi chùa ở Hà Đông bạn nên biết. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích được cho bạn nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi chùa ở Hà Đông

quảng cáo topxuyenviet