Dầu mỏ là gì? Quá trình hình thành dầu mỏ như thế nào?

Trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày của con người, dầu mỏ đóng góp một phần vô cùng quan trọng. Đây là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được nên rất quý giá. Cụ thể, dầu mỏ là gì? Những tính chất, thành phần và tác động của dầu mỏ như thế nào đến với môi trường.

1. Dầu mỏ là gì?

Dầu mỏ là loại khoáng sản quý giá, được mệnh danh là “vàng đen”. Màu sắc của dầu mỏ là màu đen, có dạng lỏng và độ sánh, nhờn.

Hiện nay, người ta chủ yếu ứng dụng dầu mỏ trong sản xuất dầu diezen, dầu hỏa và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như phân bón hóa học, dung môi, thuốc trừ sâu, nhựa, nhựa đường,… dầu mỏ cũng đồng thời là nguồn nguyên liệu chủ yếu. Trong đó dầu thô để sản xuất nhiên liệu chiếm khoảng 88%, dùng cho hóa dầu chiếm 12% còn lại.

1-dau-mo-la-gi

Dầu mỏ là gì?

2. Dầu mỏ hình thành như thế nào?

Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu hóa thạch có giá trị vô cùng cao. Thời gian hình thành dầu mỏ phải mất từ hàng trăm triệu năm và phải trải qua nhiều quá trình. Nhưng, khi nhân loại biết cách khai thác và chế biến dầu mỏ trong vài trăm năm trở lại đây để phục vụ đời sống thì nguồn tài nguyên này bỗng trở nên hữu hạn và dần dần cạn kiệt. Vậy dầu mỏ là gì và được hình thành như thế nào?

Xem thêm:  Nguyên tố vi lượng và tầm quan trọng với sức khoẻ

Nguồn gốc của dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia. Dầu mỏ được hình thành từ xác động và thực vật nhỏ đã chết cách đây từ 10-600 triệu năm dưới các đáy biển cổ đại. 

Xác của những sinh vật đã chết đi chìm dưới bùn cát đáy biển qua hàng nghìn năm và bị phân hủy trong các tầng trầm tích. Các sinh vật không phân hủy thành CO2 trong điều kiện hầu như thiếu oxy (môi trường yếm khí) mà chúng bị phân rã thành những hợp chất giàu carbon. Đây chính là nguồn gốc tạo nên các lớp vật chất hữu cơ.

2-qua-trinh-hinh-thanh-dau-mo

Quá trình hình thành dầu mỏ

Nguồn gốc hình thành nên lớp đá phiến sét hạt mịn khi trộn lẫn với trầm tích biển hoặc còn gọi là đá gốc từ những vật liệu hữu cơ này. Các lớp trầm tích mới cũng không ngừng lắng đọng bên trong trong quá trình đó, tạo nên một sức ép lớn, làm đá gốc nóng lên. Sau cùng, áp suất và nhiệt cao đã hóa lỏng các vật liệu hữu trở thành khí tự nhiên và dầu thô.

Dầu chảy khỏi lớp đá gốc và tích lũy trong một đá cát hoặc lớp đá vôi dày hơn, nhiều lỗ rộng hơn. Các mảng thạch quyển trong lòng trái đất diễn ra hoạt động chuyển dịch như đứt gãy, uốn nếp hay vặn xoắn đã “khóa” khí thiên nhiên và dầu mỏ lại trong các lớp đá chứa. Chúng bị kẹt lại giữa những lớp đá không thấm nước xung quanh như cẩm thạch, granite tạo thành các mỏ dầu.

Xem thêm:  Áp suất thẩm thấu là gì? Bật mí công thức tính chuẩn xác

3. Dầu mỏ có ở đâu nhiều nhất?

Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên chủ yếu tập trung ở khu vực thềm lục địa phía Nam. Tại Việt Nam, trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên dự đoán vào khoảng 3-4 tỷ tấn đã quy đổi ra dầu. 

Hàm lượng các chất trong dầu mỏ nước ta chứa ít lưu huỳnh (dưới 0,5%). Tuy nhiên, chúng lại tồn tại nhiều chất parafin (những hidrocacbon có phân tử khối lớn), nên rất dễ bị đông đặc. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc khai thác dầu mỏ ở mỏ Bạch Hổ. Từ đó đến nay không ngừng mở rộng hoạt động khai thác dầu và khí thiên nhiên. Hiện nay, nước ta còn có các mỏ dầu và khí khác ngoài mỏ Bạch Hổ như Rạng Đông, Đại Hùng, Rồng, Lan Tây,…

3-noi-nao-co-nhieu-dau-mo-nhat

Nơi nào có nhiều dầu mỏ nhất?

4. Dầu mỏ dùng để làm gì?

Trong thực tế, dầu mỏ là gì có rất nhiều ứng dụng:

  • Khi khai thác và điều chế tách lấy dầu nguyên chất, dầu mỏ sẽ được ứng dụng chủ yếu trong việc chế biến và làm khí đốt.
  • Trở thành nguyên liệu hoạt động cho những động cơ máy móc.
  • Dùng dầu mỏ trong việc nghiên cứu và thực hiện những sáng chế hóa học mới.

Một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại không thể thiếu dầu mỏ. Nguồn nguyên liệu này dùng để sản xuất điện và vận hành tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Ngoài ra, trong công nghiệp hóa dầu, dầu cũng được sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm thuộc ngành mỹ phẩm, dược phẩm hoặc chất dẻo,…

Xem thêm:  Phân bón hóa học và phân biệt các loại phân bón hóa học

4-cac-ung-dung-dau-mo-trong-xa-hoi-hien-nay

Các ứng dụng dầu mỏ trong xã hội hiện nay

  • Ứng dụng cho nhu cầu sản xuất tất da chân
  • Chế tạo thuốc Aspirin
  • Sản xuất sáp màu
  • Làm kẹo cao su
  • Sản xuất quần áo chống nhăn

5. Tác động của dầu mỏ đến môi trường tự nhiên trên Trái Đất

  • Gây ra các vấn đề liên quan đến ô nhiễm nước và đất do sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu xuất phát từ việc rạn nứt mối hàn, sự bật hơi của ống dầu hoặc tàu chở dầu bị chìm.
  • Dầu sẽ xâm nhập vào bờ sông, bờ biển nếu bị tràn ra ngoài. Trường hợp xử lý chậm sẽ làm dầu bị ngấm sâu xuống dưới, không thể tự phân hủy gây nhiễm độc nguồn nước ngầm và đất. Thậm chí giết chết động vật có vỏ, chim biển và các sinh vật khác bị dầu phủ lên.

5-dau-mo-tac-dong-den-moi-truong-song

Dầu mỏ tác động đến môi trường sống

Trong đời sống của chúng ta, dầu mỏ là một nhiên liệu không thể thiếu. Tuy nhiên, dầu mỏ cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Hy vọng qua bài viết này của Top Xuyên Việt bạn đã hiểu rõ về dầu mỏ là gì và cùng chung tay đưa ra những biện pháp tốt nhất bảo vệ nguồn nguyên liệu quý giá này.

Xem thêm:

Phân bón hóa học và phân biệt các loại phân bón hóa học

Thế nào gọi là sinh sản vô tính ở thực vật, cho ví dụ?

quảng cáo topxuyenviet