Kem trị bỏng là sản phẩm được sử dụng nhiều để có thể nhanh chóng làm dịu, làm mát các vết bỏng và ngăn ngừa sự hình thành sẹo. Mỗi một sản phẩm sẽ có mang đến công dụng hiệu quả khác nhau. Nếu lựa chọn được sản phẩm tốt bạn sẽ thấy tác dụng nhanh chóng mang lại. Vậy loại kem bỏng nào tốt nhất nên sử dụng? Nếu bạn đang gặp tình trạng bỏng thì hãy xem các gợi ý qua bài viết dưới đây để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất nhé.
Mức độ nguy hiểm khi bị bỏng
Bỏng là một vấn đề tình trạng khá là nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ngoại hình bên ngoài của người bị bỏng. Khi bị bỏng cần nhanh chóng sơ cứu và đưa ra phương pháp điều trị bỏng tốt nhất để giảm thiểu tình trạng đau rát, ngăn ngừa sẹo xảy ra. Việc điều trị bỏng này sẽ phụ thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng xảy ra và phương pháp điều trị chính được áp dụng nhiều nhất đó là thuốc trị bỏng.
Điều trị bỏng chủ yếu sẽ phụ thuộc vào thể loại cũng như mức độ chấn thương. Nếu như tình trạng bỏng bị nhẹ có thể điều trị được tại nhà bằng các thuốc trị bỏng da không cần kê toa như mật ong, nha đam,… Nó sẽ giúp các vết bỏng nhanh chóng lành và thường trong vòng 1 tuần vết thương sẽ lành lặn.
Đối với mức độ bỏng nghiêm trọng hơn thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay. Sau khi thăm khám, sơ cứu ban đầu và đánh giá vết thương bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị có thể bao gồm kem trị bỏng, thuốc trị bỏng, băng vết thương, hoặc trị liệu hay phẫu thuật. Mục tiêu chính của việc điều trị này là kiểm soát cơn đau rát, loại bỏ tế bào chết của da, ngăn ngừa nhiễm trùng, phục hồi chức năng, ngăn ngừa sẹo,…
Bạn sẽ cần phải mất vài tháng để điều trị bỏng nếu như ở mức độ năng. Điều này có thể được điều trị tại nhà hoặc nằm viện tùy theo diễn biến của tình trạng bỏng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn này bao gồm mong muốn của bạn, các tình trạng khác và các khả năng như bạn có thể thay băng không.
Top 5 kem trị bỏng nhanh chóng và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả nhất
Nếu bạn chưa biết dùng kem trị bỏng loại nào tốt an toàn, cho hiệu quả nhanh chóng thì có thể tham khao top 5 sản phẩm được đánh giá cao và tin dùng sử dụng của nhiều người đã lựa chọn dưới đây nhé. Chi tiết:
No1: Thuốc mỡ Neosporin
Thành phần: Bacitracin Zinc, Neomycin, Polymyxin B. Đây là các kháng sinh có tác dụng phòng chống nhiễm trùng tại vết thương. Đồng thời, Pramoxine. HCl có tác dụng giảm đau tại vị trí tổn thương.
Công dụng:
- Sơ cứu vết thương nhỏ, vết xước, vết bỏng, kể cả vết côn trùng cắn.
- Bảo vệ vết thương, chống nhiễm trùng.
- Giảm đau, làm dịu vùng da bị bỏng.
- Hạn chế hình thành sẹo.
- Ngoài ra, thuốc còn có công dụng giảm ngứa, sưng viêm ở vùng da bị côn trùng cắn.
Cách sử dụng: Làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý. Sau đó để vết bỏng khô rồi bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ vào vết thương. Bạn có thể dùng băng gạc vô trùng băng lại sau khi thoa thuốc. Sử dụng hàng ngày từ 1 – 3 lần/ngày.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: sản phẩm có thành phần an toàn, dùng được cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Thuốc mỡ vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa giảm đau nên thích hợp cho cả vết bỏng nặng.
- Nhược điểm: có thể xuất hiện tác dụng phụ như gây ngứa rát tại vị trí bôi thuốc. Thuốc không dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Không sử dụng cho vết thương hở lớn.
- Không sử dụng với lượng lớn và kéo dài.
- Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
No2: Kem trị bỏng Biafine Emulsion
Sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp và thành phần chính trong sản phẩm là hoạt chất Trolamine có tác dụng điều chỉnh pH trên da. Đồng thời nó góp phần đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp vết thương hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, kem bôi bỏng còn chứa dầu quả bơ, acid stearic, ethylene glycol stearat,… Tất cả những thành phần này có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da khá là hiệu quả.
Công dụng:
- Điều trị các tình trạng bỏng ở cấp độ 1 và 2 và tất cả vết thương ngoài da không nhiễm trùng.
- Điều trị tình trạng đỏ da thứ phát do xạ trị.
Cách sử dụng:
- Bỏng độ 1: bôi 1 lớp dày lên vết bỏng đến khi thuốc không còn hấp thu nữa. Sử dụng 2 – 4 lần/ngày.
- Bỏng độ 2 và vết thương khác: sau khi rửa vết thương, bôi 1 lớp dày phủ lên bề mặt. Nếu cần băng vết thương thì nên sử dụng băng được thấm ẩm, không dùng băng khô.
- Đỏ da do đốt laser hoặc xạ trị: sử dụng 2 – 3 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần bôi thuốc như nhau.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: Thuốc có tác dụng làm dịu vết bỏng, ngăn vết thương lan rộng và giảm phồng rộp gây đau đớn. Từ đó, vết bỏng sẽ nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Kem bôi có hiệu quả cho những vết bỏng nhẹ, dùng được cho cả trẻ nhỏ.
- Nhược điểm: Phản ứng phụ có thể gặp khi bôi thuốc bao gồm: dị ứng, đau,…
Lưu ý khi dùng thuốc: thuốc không dùng cho vết thương chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
No3: Kem bôi bỏng Panthenol Evo
Kem trị bỏng Panthenol Evo có nguồn gốc xuất xứ từ Nga và có thành phần chính là D-Panthenol 5% với tác dụng kích thích tái tạo da, làm dịu da và chống viêm. Ngoài ra sản phẩm còn có D – panthenol duy trì độ ẩm, giảm kích ứng da trong thời tiết khô hanh.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị các tổn thương ở niêm mạc da dạng bỏng: bỏng nước, bỏng hơi, bỏng dầu.
- Giúp làm lành vết thương nhanh chóng, hạn chế sẹo.
- Giữ ẩm, làm mềm da, giảm nứt nẻ da trong mùa đông.
Cách sử dụng: thoa thuốc lên vùng da bị bỏng sau khi đã sát trùng vết bỏng. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt hơn.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: kem có tác dụng làm mềm, giảm kích ứng đồng thời kích thích quá trình lên da non. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng hàn gắn đứt gãy ở lớp biểu bì, hạn chế co kéo da và sẹo lồi. Thích hợp với bỏng mức độ nhẹ.
- Nhược điểm: tác dụng kháng khuẩn kém, không thích hợp với bỏng độ 2, 3 hoặc vết bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng.
No4: Kem bôi trị bỏng Silver Sulfadiazine 1% Silvirin
Thành phần:
- Sulfadiazine là một chất kháng khuẩn thuộc nhóm Sulfonamid. Chất này có tác dụng tiêu diệt đa số chủng vi khuẩn gram dương và gram âm, đặc biệt là trực khuẩn mủ xanh – tác nhân thường gặp trong nhiễm trùng vết bỏng.
- Bạc được giải phóng từ từ có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Công dụng:
- Phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bỏng độ 2 và độ 3.
- Điều trị bệnh nhiễm trùng ngoài da: vết loét bàn chân, vết thương hở diện rộng
- Điều trị bảo tồn với tổn thương đầu ngón tay: mất móng, mút ngón hoặc mất một phần đốt cuối.
Cách sử dụng: Bôi một lớp kem dày từ 1 – 3 mm vào vết bỏng sau khi đã làm sạch và loại mô hoại tử. Sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày. Bạn cần chú ý bôi và tất cả các kẽ và chỗ nứt nẻ hoặc sần sùi trên vết bỏng. Bôi thuốc cho đến khi vết thương lành hoặc khi vết bỏng đã có thể ghép da.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh, thích hợp cho cả vết bỏng nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Nhược điểm: Do nhóm sulfonamid có thể gây bệnh vàng da nhân nên không sử dụng thuốc cho phụ nữ gần tới ngày đẻ, trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu.
No5: Bộ sản phẩm kháng khuẩn – tái tạo da – ngừa sẹo Dizigone
Thành phần:
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone được xử lý bằng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu. Công nghệ dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa dòng điện đơn cực và muối khoáng để tạo ra dung dịch chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như acid hypochlorite HClO, ClO-, HO*,… Các chất và ion này có khả năng xuyên qua màng tế bào vi khuẩn và nấm, làm bất hoạt quá trình tổng hợp protein, lipid và ADN khiến chúng nhanh chóng bị tiêu diệt.
- Kem Dizigone nano bạc với thành phần chính là lô hội, cúc la mã, tràm trà,…có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da và duy trì tác dụng kháng khuẩn. Đồng thời, kem có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, hạn chế sẹo sau khi vết bỏng hồi phục.
Công dụng:
- Tiêu diệt vi sinh vật tại vị trí tổn thương, loại bỏ màng biofilm của vi khuẩn.
- Cung cấp độ ẩm, giúp vết bỏng mau lành.
- Chống viêm và ngăn ngừa sẹo.
Cách sử dụng:
- Lau, rửa vết bỏng với dung dịch Dizigone, giữ tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
- Thoa kem Dizigone nano bạc lên vết những vùng vết bỏng đã khô se, không còn ướt dịch, không có mủ viêm.
- Sử dụng thường xuyên từ 4-5 lần/ ngày đến khi vết bỏng lành.
Đánh giá sản phẩm:
- Ưu điểm: sử dụng được cho cả 3 cấp độ bỏng và vết bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng. Thành phần lành tính, an toàn, không gây kích ứng, đau xót khi sử dụng.
- Nhược điểm: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone có mùi chloride nhẹ, bay nhanh sau 5-10 giây.
Kem trị bỏng sử dụng có tốt không? Khi nào nên sử dụng?
Hầu hết các dòng kem trị bỏng trên thị trường hiện nay đều có tác dụng là làm dịu vết bỏng, làm mát nhanh chóng và kiểm soát được tình trạng đau rát ở vùng da bị tổn thương. Cụ thể chi tiết hơn như sau:
- Là loại kem dùng như kem dưỡng ẩm có tác dụng và cải thiện chữa lành các vết thương.
- Dưỡng ẩm cho da, làm dịu, chữa lành, tái tạo da nhanh chóng nhờ vào các hoạt chất dưỡng ẩm có trong sản phẩm.
- Giúp da phục hồi các tổn thương, làm lành các vết thương, chống viêm và giảm các kích ứng tổn thương hiệu quả.
- Đẩy nhanh quá trình tốc độ chữa lành các vết thương, vết bỏng và còn hỗ trợ trong việc cấy ghép da, điều trị sẹo tốt hơn.
- Khi sử dụng kem điều trị bỏng da sẽ có xu hướng trở nên mềm mịn hơn, không còn thô ráp và có độ đàn hồi hơn. Điều này là bởi vì các thành phần trong sản phẩm kích thích sự tăng trưởng của các tế bào trong da.
- Giảm nhanh các kích ứng, viêm nhiễm da và còn hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa, ban đỏ hoặc các triệu chứng khác nếu có.
Đối tượng nào nên sử dụng kem trị bỏng?
Bỏng là một vấn đề không ai mong muốn xảy ra và nó có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người lớn. Vì vậy điều trị bỏng là điều cần thiết ở tất cả các đối tượng nếu bị bỏng. Cụ thể:
- Người bị bỏng nước, bỏng nhiệt độ.
- Người lái xe, vận hành máy móc bị bỏng nhiệt trong quá trình làm việc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú có thể sử dụng được nếu như được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
- Trẻ sơ sinh khi bị bỏng cần thoa một lớp mỏng nhẹ sau khi làm sạch da.
- Trường hợp bị bỏng nhẹ cần thoa lớp thuốc dày sau khi đã sát trùng sạch vùng tổn thương.
- Những người ngăn ngừa trị phỏng nắng.
Phân loại sẹo và cách lựa chọn kem trị bỏng hiệu quả
Để lựa chọn được kem trị bỏng tốt nhất mang lại hiệu quả cao thì bạn phải hiểu được mức độ tổn thương để lại sẹo do bỏng. Cụ thể như sau:
- Sẹo lồi: Đây là loại sẹo do quá trình tăng sản sinh collagen quá mức khiến cho các tế bào trong cơ thể dưới da phát triển không được kiểm soát và để lại sẹo dưới da cao hơn so với bề mặt.
- Sẹo phì đại: Đây là loại sẹo thường thấy có các vết tấy đỏ với kích thước lớn.
- Sẹo lõm: Loại sẹo này do sự thiếu hụt collagen khiến cho các mô dưới da không phát triển đầy đủ khiến cho sẹo hình thành.
- Sẹo co rút: Đây là loại sẹo hình thành thường do vết bỏng hoặc các vết thương sâu để lại sẹo khiến cho vùng da bị tổn thương lan dần sang các tế bào xung quanh. Đồng thời nó còn làm ảnh hưởng đến tế bào da và các dây thần kinh nữa.
Dựa vào các loại sẹo phổ biến đã vừa liệt kê thì bạn sẽ đưa ra được sự lựa chọn kem trị sẹo chuyên dụng nhất. Tuy nhiên điều quan tâm lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ đó là nên mua sản phẩm của những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chế độ bảo hành và tìm địa chỉ bán uy tín,…
Những sản phẩm tốt đảm bảo về chất lượng, an toàn sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt, chặt chẽ và đáp ứng được các tiêu chuẩn của bộ y tế. Vì vậy bạn hãy nhớ rằng tiền nào của ấy và hãy chọn những sản phẩm tốt để chăm sóc làn da của mình được tốt nhất nhé.
Một số câu hỏi thường gặp
Kem bôi bỏng giá bán ra sao?
Tùy vào từng thương hiệu sản phẩm sẽ có giá bán khác nhau đối với sản phẩm này. Chúng sẽ có sự chênh lệch khá lớn, có sản phẩm chỉ vài trăm nghìn nhưng cũng có sản phẩm lên đến hàng triệu đồng. Vì vậy tùy vào mức độ bỏng cũng như túi tiền của bạn sẽ đưa ra sự lựa chọn thích hợp.
Sử dụng kem bôi bỏng như nào đúng cách?
Để sử dụng đúng cách sản phẩm này thì bạn hãy làm sạch, sát khuẩn vết thương trước khi bôi kem. Sau đó bôi một lớp kem mỏng lên bề mặt để làm dịu những tổn thương, cảm giác đau rát trên da.
Tham khảo thêm
- Đi tìm máy cắt lông mũi tốt nhất
- Đánh giá thạch giảm cân loại nào tốt nhất
Lời kết
Hy vọng với toàn bộ thông tin bài viết đã giúp bạn lựa chọn được kem trị bỏng tốt nhất cho mình. Bạn hãy dựa vào mức độ bỏng tổn thương trên da để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé. Đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi lựa chọn quyết định.